Tổng Hợp Audio Kiếm Hiệp Hay Nhất

Audio Kiếm hiệpTiểu thuyết võ hiệp nghĩa đen là "người hùng võ thuật", là một thể loại tiểu thuyết của Trung Quốc nói về những cuộc phiêu lưu của những võ sĩ. Mặc dù võ hiệp là một thể loại văn học, sự ảnh hưởng của nó đã lan ra các hình thức nghệ thuật khác như tuồng cổ Trung Quốc, mãn hoa, phim điện ảnh, phim truyền hình và trò chơi điện tử. Nó là một thành phần cấu thành văn hóa đại chúng của các cộng đồng Hoa ngữ trên thế giới. "Võ hiệp" là một từ được ghép từ "võ" và "hiệp" (người hùng). Những võ sĩ hành hiệp thường được gọi là hiệp khách hoặc du hiệp. Trong một vài tác phẩm họ cũng được gọi là kiếm khách dù không nhất thiết phải mang kiếm. Thông thường hiệp khách không phục vụ một chủ nhân, nắm giữ binh quyền hay thuộc về tầng lớp quý tộc. Họ thường xuất thân từ những tầng lớp thấp trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Hiệp khách thường tuân theo quy tắc làm điều đúng, đấu tranh cho lẽ phải, xóa bỏ đàn áp, sửa chữa cái sai và khắc phục những lỗi lầm trong quá khứ, Truyền thống này cũng tương tự như Võ sĩ đạo của các samurai Nhật Bản hay các tay súng miền Viễn tây Hoa Kỳ.
Tổng Hợp Audio Kiếm Hiệp Hay Nhất

Mặc dù cụm từ võ hiệp, với ý nghĩa là một thể loại văn học, mới xuất hiện gần đây nhưng những câu chuyện về nó đã có cách đây hơn 2000 năm. Võ hiệp có nguồn gốc từ những câu chuyện du hiệp từ những năm 300-200 TCN. Nhà triết học pháp gia Hàn Phi đã kể những câu chuyện du hiệp trong tác phẩm Hàn Phi Tử trong chương nói về 5 tầng lớp xã hội trong thời Xuân Thu. Những câu chuyện nổi tiếng gồm Chuyên Chư ám sát Ngô vương Liêu và đặc biệt là Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng. Trong quyển 86 trong Sử Ký, Tư Mã Thiên đã liệt ra 5 sát thủ nổi tiếng (Tào Mạt, Chuyên Chư, Dự Nhượng, Nhiếp Chính và Kinh Kha) trong thời Chiến Quốc[1], những người có nhiệm vụ ám sát những nhà chính trị hoặc những yếu nhân.
Những sát thủ này được gọi là thích khách. Họ thường cống hiến long trung thành và phục vụ cho những vị chúa hay quý tộc phong kiến, đổi lại họ được ban cho tiền bạc hay phụ nữ. Trong quyển 124 của Sử Ký, Tư Mã Thiên đã khắc họa những nét sơ khai về thế giới hiệp trong thời đại của ông. Những nét này cũng được ghi lại trong những sử liệu như Hán Thư hay Hậu Hán Thư.
Những truyện hiệp khách chuyển mình trong thời Đường dưới dạng truyền kỳ. Những truyện trong thời kỳ này như Côn Luân Nô đóng vai trò là hình mẫu cho những tiểu thuyết võ hiệp hiện đại. Chúng mô tả những nhân vật chính kỳ lạ và cô độc, làm những việc anh hùng, dũng cảm. Vào thời Minh, La Quán Trung và Thi Nại Am viết Tam Quốc Diễn Nghĩa và Thủy Hử, 2 trong số Tứ Đại Kỳ Thư của văn học Trung Quốc. Tác phẩm đầu là truyện kể lịch sử được tiểu thuyết hóa nói về những sự kiện trong giai đoạn Hậu Hán và Tam Quốc. Còn Thủy Hử thường được xem như tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên: chân dung của 108 anh hùng cùng quan niệm về chính nghĩa và hành động sẵn sàng nổi loạn hơn là phục vụ cho một chính quyền thối nát, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn hóa giang hồ trong những thế kỷ sau. Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng được xem là một tiền đề, chứa đựng những mô tả về cận chiến điển hình mà về sau được các tác giả võ hiệp sử dụng.
Vào thời Thanh, một bước tiến nữa là công án và những tiều thuyết trinh thám trong đó những hiệp khách phối hợp với quan lại để phá án và đấu tranh chống bất công. Những truyện về Bao Thanh Thiên từ Tam Hiệp Ngũ Nghĩa (về sau được mở rộng và đặt lại thành Thất Hiệp Ngũ Nghĩa) và Tiểu Ngũ Nghĩa đã hình thành nên hình tượng về công lý cho những tiểu thuyết võ hiệp sau này. Những truyện hiệp nghĩa với hình tượng nữ hiệp cũng xuất hiện vào thời Thanh. Những tiểu thuyết như Thi Công Kỳ Án cũng được xem là những tiểu thuyết võ hiệp sơ khai.
Cụm từ võ hiệp dưới ý nghĩa một thể loại văn học xuất hiện vào cuối thời Thanh, một sự phỏng theo bukyo của Nhật Bản, một thể loại tiểu thuyết phiệu lưu ảnh hưởng bởi Võ Sĩ Đạo. Cụm từ này được mang tới Trung Quốc bởi những nhà văn mong muốn Trung Quốc sẽ hiện đại hóa quân sự và chú trọng hơn vào võ đạo, và nhanh chóng gây chú ý khi nó liên quan tới hiệp nghĩa và những tiền đề khác của tiểu thuyết võ hiệp, trong khi dần phai nhạt ở chính Nhật bản.
Nhiều tác phẩm võ hiệp ở thời Minh và Thanh đã thất lạc do sự cấm đoán của chính quyền. Những tác phẩm võ hiệp được cho là hình thành tư tưởng chống chính quyền dẫn tới những cuộc nổi dậy suốt những thời kỳ này. Sự tách rời khỏi văn học chính thống cũng có nghĩa là việc sáng tác bị hạn chế, dẫn tới sự đính trệ trong việc phát triển thể loại này. Nhưng dù sao đi nữa tiểu thuyết võ hiệp vẩn rất phổ biến trong tầng lớp bình dân.
0 Bình Luận "Tổng Hợp Audio Kiếm Hiệp Hay Nhất"

 
Copyright © 2014 - All Rights Reserved
Template By. Catatan Info